Hội Ngộ Truyền Thông 2014

Hội Ngộ Truyền Thông 2014

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

ThứSáu ( tuần III Mùa Chay )

ThứSáu ( tuần III Mùa Chay )
"Ông không còn xa nước Thiên Chúa bao nhiêu."
Lời Chúa: Mc 12,28-34
Suy niệm:
Một luật sĩ Do Thái đạo đức hỏi: "Giới răn nào trọng nhất?" Chúa Giêsu đã tóm kết 10 giới răn, thành một điều duy nhất: "Mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình." Trong gia đình, tình yêu giữa mọi người với nhau cũng phải "Yêu như Thầy đã yêu." Nếu sống theo Lời Chúa dạy thì mỗi người trong gia đình sẽ  là hình ảnh yêu thương của Chúa Giêsu. Khi biết yêu thương nhau, gia đình Kitô hữu sẽ được Chúa chúc phúc và khen ngợi: "Không còn xa nước Thiên Chúa."
Lạy Chúa, xin giúp chúng con ý thức rằng mỗi người là hình ảnh của Chúa, để chúng con yêu thương và xây dựng gia đình chúng con thành Nước Trời

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

MÓN QUÀ VÔ GIÁ

MÓN QUÀ VÔ GIÁ

http://image.tin247.com/kenh14/080824012520-272-885.jpg

Một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt nhiên, bà không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô đó là một thánh giá được bọc thạch cao.


Cô gái nhận lấy món quà nhưng lòng cô đầy cay đắng buồn phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.

Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay đắng, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường và ném tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh...

Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà... Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt của Thiên Chúa.

ThứNăm ( tuần III Mùa Chay )

ThứNăm ( tuần III Mùa Chay )

"Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta"
Lới Chúa: Lc 11,14-23
Suy niệm:
Thiên Chúa nói với mỗi người chúng ta qua mỗi biến cố, mỗi dấu lạ trong đời thường, nhưng để nghe và hiểu được Lời Chúa chúng ta phải "suy gẫm ở trong lòng." Đám đông thấy Chúa Giêsu trừ quỷ câm thì kinh ngạc, nhưng lại cho rằng Chúa dựa vào quyền của quỷ vương, vì họ không tin vào Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói: "Ai không theo tôi là chống lại tôi." Nước Thiên Chúa chỉ xuất hiện khi các gia đình Kitô hữu tràn đầy Lời Chúa và yêu thương nhau.
Lạy Chúa, nếu có Chúa ở với gia đình chúng con thì bóng tối sự dữ không thể làm hại. Xin Chúa giúp chúng con biết yêu mến và sống Lời Chúa để luôn được Chúa bảo vệ và giữ gìn. 

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

ThứTư ( tuần III Mùa Chay )

ThứTư ( tuần III Mùa Chay )
"Thầy không đến để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn"
Lời Chúa: Mt 5,17-19
Suy niệm:
Một cây kiểng muốn đẹp thì cần sự cắt tỉa, chăm sóc, uốn nắn. Muốn nên giống Chúa, người Kitô hữu cũng phải chịu tỉa gọt đi những tính xấu, bỏ đi cách sống vụ hình thức. Trong gia đình, nếu mỗi người chỉ sống ích kỷ, sẽ chấp nhất và tranh dành nhau, mất hết tình nghĩa anh em. Người Kitô hữu ý thức rằng theo Chúa là đi theo con đường hẹp, chấp nhận cắt tỉa.
Lạy Chúa, nếu không có những quy định thì cuộc sống sẽ buông thả, mất trật tự. Xin cho chúng con biết tuân giữ luật Chúa, biết theo những quy định, hướng dẫn của Hội Thánh, để đem lại an vui lợi ích cho mọi người.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Thứ Ba ( tuần III Mùa Chay )

Thứ Ba ( tuần III Mùa Chay )
"Cha Thầy trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình"
Lời Chúa: Mt 18,21-35
Suy niệm:
Qua dụ ngôn "chủ nợ và con nợ", Chúa Giêsu chỉ cho các tông đồ thấy Thiên Chúa luôn thương xót và tha thứ cho con người, trong khi con người thường tính toán ích kỷ và thủ lợi. Sự tha thứ là việc không dễ dàng. Con người mắc nợ Thiên Chúa và mắc nợ nhau không chỉ vật chất, mà còn tinh thần và tình nghĩa với nhau. Tha hay không tha là sự chọn lựa của mỗi người Kitô hữu. Nhưng Lời Chúa nhắc nhở: "Cha Thầy trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình."
Lạy Chúa, xin Chúa giúp chúng con cũng biết theo gương Chúa để tha thứ cho anh chị em chúng con. 

Thứ Hai ( tuần III Mùa Chay )

Thứ Hai ( tuần III Mùa Chay )
"Không có một tiên tri nào được đón nhận nơi quê hương mình"
Lời Chúa: Lc 4,24-30
Suy Niệm:
Khi nghe Chúa Giêsu giải thích và nhắc nhở về thái độ sống của người tin Thiên Chúa, dân thành Nagiarét đã tự ái, tức giận và muốn giết Chúa Giêsu. Ngày nay, người Kitô hữu khi nghe Hội Thánh giảng dạy và nhắc nhở về Lời Chúa, cũng có thể tức giận và muốn loại trừ Chúa Giêsu ra khỏi cuộc sống của mình, vì Lời Chúa chất vấn tội lỗi của họ.
Lạy Chúa, xin giúp gia đình chúng con biết ý thức rằng nếu không có Lời Chúa thì linh hồn vẫn đói khát, và đức tin của chúng con sẽ có thể biến mất bất cứ lúc nào. Xin giúp chùng con biết yêu mến và sống Lời Chúa dạy để chúng con luôn có sự sống đời đời.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm A

Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm A

Thứ Bảy ( tuần II Mùa Chay )

Thứ Bảy ( tuần II Mùa Chay )
"Phải mở tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại."
Lời Chúa: Lc 15, 1-3.11-32
Suy Niệm:
Bài dụ ngôn hôm nay dạy người Kitô hữu sống tình gia đình của Thiên Chúa. Người con thứ bất cần Cha và anh,  muốn tự do ly khai khỏi gia đình, đó là điều đáng trách. Nhưng thái độ người con cả còn đáng trách hơn: không để ý đến nỗi đau của Cha khi mất em; chẳng vui cùng Cha khi thấy em trở về, còn ganh tị khi thấy em tràn đầy ân phúc. Tình Gia Đình Thiên Chúa phải phát xuất từ trong con tim tràn đầy yêu thương, chứ không phải là danh xưng bên ngoài.
Lạy Chúa, cũng như người con cả trong dụ ngôn, chúng con vẫn còn ganh tị với người khác, ngay cả người thân tron gia đình. Xin Chúa giúp chúng con biết khám phá và thể hiện tình thương của Chúa, ngay trong gia đình chúng con.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Thứ Sáu ( tuần II Mùa Chay )

Thứ Sáu ( tuần II Mùa Chay )
Suy niệm:
Người Kitô hữu không kết án đóng đinh Chúa, nhưng có thể giết Chúa Giêsu bằng những suy nghĩ xấu, ganh ghét và hành động không tốt. Gia đình Kitô hữu chưa nếm hưởng hạnh phúc Nước Trời tại trần gian vì chưa sống Lời Chúa dạy. Chúa Giêsu nhắc nhở các gia đình Kitô hữu: "Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi, không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho nước ấy sinh hoa lợi."
Lạy Chúa, chúng con tin Chúa, nhưng làm cho gia đình trở thành gia đình của Chúa thì quả thật không dể chút nào. Xin giúp chúng con thật sự biết đón nhận và đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày, để nước Chúa được trị đến trong gia đình chúng con.

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI

"Đời tôi là một chuyến đi, đi tìm hạnh phúc vô biên".

Có lẽ mỗi người chúng ta cũng có cảm tưởng như bài ca ở trên: cảm thấy đời mình là một chuyến đi. Đi từ ngày này sang ngày khác, đi từ khát vọng này sang khát vọng khác. Chẳng lúc nào chúng ta không ước mơ, và không điều gì làm chúng ta thỏa mãn hoàn toàn. Trong những ước muốn nhỏ to đó, chúng ta đi tìm một hạnh phúc vô biên, ban đầu chúng ta không hiểu là Thiên Chúa. Như thế dù muốn hay không, suốt đời chúng ta đi tìm Thiên Chúa. Chúng ta có thể tìm Thiên Chúa bằng nhiều cách: Có người đi tìm Thiên Chúa qua việc đọc kinh, xưng tội, rước lễ, suy gẫm và nhiều cách khác nữa, nhưng thử hỏi họ đã gặp được Thiên Chúa chưa? Không phải một vị Thiên Chúa xa lạ mơ hồ, nhưng là một Thiên Chúa thân mật sống động, một Thiên Chúa tình yêu. Thử hỏi có cách nào tốt nhất để gặp được Thiên Chúa hay không? Để giải đáp cho câu hỏi này chúng ta thử nhìn lên ảnh Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên đồi Golgotha, nơi đó ta có thể nhìn thấy nhiều hạng người đến nhìn xem Chúa, nhưng họ không gặp được Ngài.
Hạng người thứ nhất đã không gặp được Chúa là những kẻ qua đường. Phúc Âm ghi lại rằng: "Có những kẻ qua đường thấy Chúa bị đóng đinh thì cười chê và nói: ông này có tiếng hay làm phép lạ, ông bảo: hãy phá đền thờ đi, và ông sẽ xây lại trong ba ngày, sao lúc này ông không tự cứu mình đi. Nghe thế Đức Giêsu làm thinh không trả lời gì và những kẻ qua đường chỉ nhìn thấy Chúa như là một kẻ đáng khinh, họ không nhận ra Ngài là một Thiên Chúa". Tại sao vậy? Thưa vì họ nhẫn tâm. Gặp một người đang đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần mà họ không biết xót thương lại còn nỡ lòng chế nhạo. Thái độ nhẫn tâm này cản trở họ gặp được Thiên Chúa.
Hạng người thứ hai không gặp được Chúa là những tư tế và luật sĩ. Theo Phúc Âm, thì các trưởng tế và luật sĩ đã thách thức rằng: "Nếu ông là vua Israel thì hãy xuống khỏi thập giá đi rồi chúng ta sẽ tin". Những người này đã không gặp được Chúa vì họ có ác tâm.
Và hạng người thứ ba không gặp được Chúa là những binh lính Roma thi hành án lệnh giết Chúa. Họ nhìn thấy Chúa như một tử tội và không gặp được Ngài như một vị Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, vì họ có dã tâm. Đành rằng họ phải hành động theo lệnh của thượng cấp, nhưng họ đã đi quá giới hạn của mình. Không ai buộc họ phải khích bác Chúa, nhưng họ đã làm như thế vì mị dân và dã tâm. Thái độ này đã cản trở họ gặp Chúa.
Hạng người thứ tư đã không gặp được Chúa đó là người trộm bên tay tả Chúa Giêsu. Anh ta đã nói khích Chúa rằng: "Nếu ông là con Thiên Chúa thì hãy cứu mình đi và cứu tôi với". Anh ta đã không gặp được Chúa vì anh ta có lòng tiểu tâm, ích kỷ.
Có một người đã gặp được Chúa, đó là anh trộm bị đóng đinh phía bên tay hữu Chúa Giêsu. Bí quyết giúp anh gặp được Chúa là chính tâm hồn biết thương người. Anh thấy bên cạnh mình có một người bị kết án oan nên lên tiếng bênh vực, cả khi đám đông gần đó hò reo lên án. Anh dám nói trong khi không một ai, dù các người thân tình nhất của Chúa cũng không dám hé môi nói nửa lời an ủi Chúa. Thấy anh có lòng thương người như vậy, Chúa Giêsu liền ban ơn và đáp lại rằng: "Hôm nay anh sẽ về Thiên đàng với Ta". Thế là anh trộm lành đã gặp được Chúa.
Mùa chay mời gọi mọi người trở về với Thiên Chúa, trở về với chính cõi lòng thâm sâu của mình. Hãy nhìn lại thái độ sống của mình trong những tháng ngày qua, mình là ai trong bốn hạng người trên? Có thể xưa nay ta cũng đã thoải mái sống như họ? Nghĩa là nhìn thấy Chúa bên cạnh nhưng không gặp được Ngài. Mỗi khi ta đối xử tệ bạc với người khác, đó là lúc ta đối xử tệ bạc với Chúa, đó là lý do tại sao ta không gặp được Chúa.
***
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết thương người, vì đó là con đường dẫn chúng con đến gặp Chúa. Chúa đang chờ đợi chúng con đằng sau những con người đau khổ. Xin giúp chúng con yêu thương họ và gặp được Chúa nơi họ. Amen!

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Thứ Năm ( tuần II Mùa Chay )

Thứ Năm ( tuần II Mùa Chay )
"Giữa chúng tôi và các con đã có sẵn một vực thẳm."
Lời Chúa: Lc 16,19-31
Suy niệm:
Giữa người giàu và người nghèo có một hố ngăn cách, không phải do tiền bạc mà do tấm lòng. Ngay trong gia đình cũng có thể có một "vực thẳm" lớn đến nỗi, "bên này muốn qua bên đó cũng không thể được, mà bên đó muốn qua bên đây cũng không được." Chúng ta phải làm gì để xóa bỏ hố ngăn cách đó?
Lạy Chúa, hằng ngày luôn có người đau khổ bên cạnh và trong gia đình, mà chúng con không để tâm đến. Xin giúp chúng con biết quan tâm đến nỗi cơ cực của người khác ngay bên cạnh, trong gia đình, và trong giáo xứ của chúng con

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Thứ Tư ( tuần II Mùa Chay )

Thứ Tư ( tuần II Mùa Chay )
"Ai muốn làm lớn... thì hãy là người phục vụ"
Lới Chúa: Mt 20,17-28
Suy nệm:
Việc giáo dục trong gia đình Kitô hữu phải đầy đủ hai mặt: tự nhiên và siêu nhiên, vật chất và tinh thần, thể xác và tâm linh. Tình cảm của một người mẹ muốn con mình được chỗ tốt nhất trong thiên hạ như mẹ của các con ông Giêbêđê là điều hết sức bình thường. Nhưng trong Kitô giáo, cha mẹ còn là những người giáo dục con theo đường lối Thiên Chúa và sống theo ý định của Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã trao những người con cho các bậc cha mẹ, để nuôi dạy con cái nên người và nên thánh. Xin Chúa giúp các bậc cha mẹ chu toan2duoc975 sứ mạng cao cả mà Chúa đã trao phó.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Thứ Ba ( tuần II Mùa Chay )

Thứ Ba ( tuần II Mùa Chay )
"Họ nói mà không làm"
Lới Chúa: Mt 23,1-12
Suy niệm:
Trong "Đền thờ Tại Gia", cha mẹ chính là "Thầy" dạy dỗ con cái. Các kinh sư ở trong Đền thờ có thể nói mà không làm, nhưng nơi Đền thờ Gia Đình thì không thể như vậy. Cha mẹ dạy dỗ con cái bằng lời nói suông mà không thực hành, sẽ không đem lại kết quả. Hơn nữa, cha mẹ là mẫu gương về "hình ảnh Thiên Chúa" cho con cái. Con trẻ sẽ hiểu biết tình yêu thương, tha thứ, khiêm tốn, phục vụ, khi có những người cha người mẹ đã sống Lời Chúa như thế trong gia đình.
Lạy Chúa, xin giúp các bậc cha mẹ trở thành mẫu gương tốt lành cho mọi người trong gia đình, để chúng con cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa 

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

Thứ Hai ( tuần II Mùa Chay )

Thứ Hai ( tuần II Mùa Chay )
"các con hãy nhân từ như Cha các con là dấng nhân từ"
Lời Chúa: Lc 6,36-38
Suy Niệm:
Lời Chúa hôm nay mời gọi mọi người trong gia đình: "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là đấng nhân từ." Lòng nhân từ khởi đi từ việc không xét đoán, không lên án lẫn nhau trong gia đình. Sứ vụ của những người làm cha mẹ là thông truyền lòng nhân từ của Thiên Chúa cho con cái bằng mẫu gương bác ái yêu thương. tình yêu "cho đi" của người cha người mẹ ngày hôm nay sẽ được lưu tryền mãi qua các đời con cháu, nhờ vậy gia đình góp phần vào việc "cứu độ trần gian" của Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết thể hiện lòng nhân từ bằng những việc hy sinh phục vụ âm thầm trong gia đình, để tình-yêu-cho-đi bừng sáng trong gia đình chúng con. 

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Phục vụ Đại Hội Dân Chúa 2010

Gia Đình

Chúa Nhật 2 Mùa Chay năm A

Thứ Bảy ( tuần I Mùa Chay )

Thứ Bảy ( tuần I Mùa Chay )
"Hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo"
Lời Chúa: Mt 5,43-48
Suy niệm:
Lời Chúa hôm nay mời gọi người Kitô hữu nhìn lại đòi sống và gia đình dưới Ánh sáng Tin Mừng. Chúa Giêsu   nói:'Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại các con." Trong cuộc sống gia đình, những va chạm, những phiền lòng, những tổn thương vô tình hay cố ý gây cho nhau, là những thách đố hằng ngày mời gọi ta tha thứ và yêu thương nhau. Tha thứ và yêu thương là con đường giúp người Kitô hữu hoàn thiện như Cha trên trời.
  Lạy Chúa, chúng con vẫn học hỏi Lời Chúa, chia sẽ Tin mừng. nhưng trong gia đình, chúng con xúc phạm đến người nhà bằng nhiều cách. Xin giúp con hoàn thiện bản thân mình trong Mùa Chay này để trở nên hình ảnh của Chúa rõ nét ngay hơn trong gia đình. 

Lễ Thánh Giuse 19/03

Lễ Thánh Giuse Bạn Đức Maria
  "Giuse đã thực hiện như lời Thiên Thần Chúa truyền dạy"
Lời Chúa: Mt 1,16. 18-21.24a
Suy niệmr
Thánh Giuse là người công chính với 3 đặc điểm: 
- Thứ nhất,Thánh Giuse tốt lành đối với người khác, bảo vệ Đức Maria và Chúa Giêsu.
- Thứ hai, thánh Giuse biết lắng nghe và thực hành theo Lời Chúa với niềm tin tuyệt đối.
- Thứ ba, thánh Giuse từ bỏ ý riêng để thực hiện thánh ý Chúa muốn. 
- Thiên Chúa mong muốn tôi và gia đình tôi cũng giống như thánh Giuse.
  Lạy chúa, xin giúp con biết theo gương thánh Giuse: yêu mến và sống theo Lời Chúa, biết chu toàn bổn phận trong gia đình theo như Chúa muốn.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Thứ Sáu ( tuần I Mùa Chay )

Thứ Sáu ( tuần I Mùa Chay )
"Hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em trước đã"
Lời Chúa: Mt 5,20-26
Suy niệm:
Lời Chúa dạy người Kitô hữu: "Ai tức giận đối với anh em mình, thì bị tòa án xét xử. Ai bảo anh em là "ngốc", thì bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Ai rủa anh em là "khùng", thì chịu hình phạt lửa hỏa ngục." Trong gia đình, tuy lòng không coi những người thân trong gia đình là kẻ thù, nhưng đôi khi lại đối xử với nhau như kẻ thù: chửi rủa tục tằn, la hét ầm ĩ, thậm chí đôi khi còn dùng vũ lực, đưa nhau ra tòa, hoặc tức giận không nhìn mặt và không nói chuyện với nhau. Chính lúc đó chúng ta xủ xự như chẳng biết có Chúa ở giữa chúng ta.
  Lạy Chúa, xin cho chúng con sống theo Lời Chúa để làm hòa với mọi người và để được Chúa tha thứ cho chúng con.
   

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Đại Hội Dân Chúa 2010

Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010

Paulngoc chụp hình chung với Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu Phụ Tá Giáo Phận Toronto Canada, trong Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010, tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Thứ Năm ( tuần I Mùa Chay )

Thứ Năm ( tuần I Mùa Chay )

Lời Chúa " Ai xin thì nhận được. Ai tìm thì gặp. Ai gõ thì sẽ mở cho." Mt 7,7-12
Suy niệm: 
Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh đến hiệu lực của lời cầu nguyện: "Xin thì sẽ được, tìm thì sẽ thấy, gõ sẽ mở cho."Trong thực tế, nhiều khi xin mãi mà không được như mình cầu mong. Tại sao? Thiên Chúa không ban như ý ta xin vì Ngài biết chắc chắn điều đó không thật sự lợi ích và cần thiết cho phần rỗi của ta. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn con người nhận ra món quà lớn nhất mà Ngài đã ban cho chính là Chúa Giêsu Kitô, con của Ngài. Ta có nhận ra quà tặng tuyệt vời đó không?
Lạy Chúa, xin cho chúng con đáp lại tình yêu của Cha bằng cách mở rộng tấm lòng đón nhận mọi người anh chị em trong gia đình như quà tặng Cha ban.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Vác Thập Giá Mình Theo Thầy

Vác Thập Giá Mình Theo Thầy

Nếu thập giá đã gắn liền với đời người, thì hoặc người ta vác nó trên vai như một phần của mình, hoặc họ phải kéo lê nó như một cái đuôi bất hạnh. Chúa Giê-su mời gọi những ai muốn theo Chúa, đừng kéo lê thập giá trong sự bất hạnh, nhưng hãy vác nó như một phần phúc của mình. Chúa Giê-su đã đón nhận thập giá như dấu chỉ của tình yêu – một tình yêu tinh tuyền với Cha và với con người. Phần chúng ta, khi đón nhận thập giá, chúng ta cũng được trở nên người môn đệ thân thiết bước theo chân Thầy Chí Thánh của mình; đồng thời, chúng ta cũng thấy mình là một thành phần thật sự trong kiếp sống nhân sinh cùng với bao người khác.

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

www.ducme.tv Niềm vui khám phá: INRI, đầu sọ, Anpha và Ômêga

Thứ Tư Lễ Tro 2011 Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn

MỪNG SINH NHẬT THỨ 77


Huấn từ của Đức Hồng Y trước Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Tâm Sinh Nghĩa
Ngày 05/03/2011. Nhân dịp sinh nhật thứ 77 của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, một phái đoàn Tổng Giáo Phận Sài Gòn khoảng 120 người do Đức Hồng Y trưởng đoàn, đã đến Công Ty Cổ Phần Đầu Tư - Phát Triển TÂM SINH NGHĨA trên địa bàn Huyện Củ Chi, cùng với Đức Giám Mục Giáo Phận Phú Cường Phêrô Trần Đình Tứ Dâng Thánh Lễ tạ ơn và làm phép nhà nguyện của công ty.

www.ducme.tv Niềm vui khám phá: Chữ Chi_Rho và con cá

CHỨNG NHÂN CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT




ĐỨC HỒNG Y NGUYỄN VĂN THUẬN :
CHỨNG NHÂN CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

‘‘Một năm với các chứng nhân của lòng thương xót‟‟ (Une année avec des témoins de la miséricorde) là cuốn lịch do cơ sở Saint Paul (Paris) ấn hành. 12 tháng là 12 chứng nhân của lòng thương xót. Trang bìa trích dẫn  phúc thật tám mối :  ‘‘Ai thương xót người  ấy là phúc thật, vì chưng mình sẽ được thương xót‟‟. (Mt 5,7)
 Người chứng tháng 1 là Đức Gioan-Phaolô II
 Người chứng tháng 3 là ĐHY Nguyễn Văn Thuận
 Người chứng tháng 8 là thánh Jean-Marie Vianney
 Người chứng tháng 10 là thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, v.v.
Tờ lịch tháng 3 trích dẫn chứng từ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận : ‘‘Chúa là Cha, ở bên con, với tất cả quyền năng và tình yêu. Cha năn nỉ, Cha khuyên bảo, mời gọi, trách móc, tha thứ và luôn luôn yêu thương‟‟ (Đường hy vọng, 234). (Le Seigneur est tout près de toi… Il te supplie, Il te conseille, Il te réprimande, Il te pardonne, sans jamais cesser de t’aimer).
Mặt sau tờ lịch tháng 3 viết như sau : ‘‘Trong 13 năm tù đầy trong trại giam cộng sản ở Việt Nam, ĐHY Nguyễn Văn Thuận đã tỏ ra là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô về tình yêu và lòng thương xót đối với kẻ thù, qua chứng từ của ngài : “Cho dù các anh giết tôi, tôi vẫn yêu thương các anh. Tại vì Chúa Kitô đã dạy tôi phải yêu thương tất cả mọi người, cả những kẻ thù. Nếu tôi không làm như vậy, tôi không đáng được gọi là Kitô hữu”.Trong ‘‘Spe Salvi facti sumus‟‟ tên thông điệp trích thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Roma: ‘‘Trong niềm hy vọng, chúng ta đã  được cứu độ’’ (Rm 8,24), Đức Bênêdictô XVI viết : ‘‘Trong 13 năm lao tù trong số có 9 năm biệt giam, ĐHY Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta tập sách nhỏ quý giá : Đường Hy Vọng. Suốt 13 tù đầy, trong tình cảnh hẳn là hoàn toàn tuyệt vọng, ngài lắng nghe và tâm tình cùng Chúa, sức mạnh hy vọng ; sau ngày được trả tự do, ngài trở nên nhân chứng hy vọng đối với mọi người mọi nơi, một niềm hy vọng dạt dào không  phôi pha, ngay trong những đêm dài cô liêu.’’ (Durant treize années de prison, dans une  situation de désespoir apparemment total, l'écoute de Dieu, le fait de pouvoir lui parler, devint pour lui une force croissante d'espérance qui, après sa libération, lui a permis de
devenir pour les hommes, dans le monde entier, un témoin de l'espérance de la grande espérance qui ne passe pas, même dans les nuits de la solitude).
Nhân tờ lịch tháng 3, ta thử ôn lại những chặng đường hy vọng của ĐHY Nguyễn Văn Thuận.

Chặng đầu ươm hy vọng

Phanxicô-Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh ngày 17-4-1928 tại Phủ Cam (Huế), là trưởng nam của gia đình 8 con. Ngày 11-6-1953, ngài chịu chức linh mục, làm phó xứ Tam Tòa (Quảng Bình) và là phó xứ Phanxicô-Xaviê (Huế). Sau đó, cha Thuận du học Đại học Giáo hoàng Urbaniana (Roma). Về nước ngài làm giám đốc tiểu chủng viện Hoan Thiện (Huế). Từ 1964-
1967 là tổng đại diện tổng giáo phận Huế.
Ngày 13-4-1967, Đức Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm giám mục Nha Trang. Vị tân giám mục chọn khẩu hiệu ‘‘Vui mừng và Hy vọng‟‟ (Gaudium et Spes), tiếp nối đường hy vọng lúc còn là chủng sinh.
Ngày 24-4-1975, ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm phó tổng giám mục với quyền kế vị (archevêque coadjuteur) tổng giáo phận Saigon. Ngày 15-8-1975, ngài bị ủy ban quân quản mời đến dinh độc lập, sau đó bị quản chế và bị giam suốt 13 năm :
 năm 1976 biệt giam trong trại tù Phú Khánh ;
 sau đó chuyển đến trại Vĩnh Phú ;
 bị quản thúc tại họ đạo Giang Xá ;
 bị giam tại sở công an Hà Nội.
 Ngày 21-11-1988, ngài bị quản chế tại tòa tổng giám mục Hà Nội.
Tháng 9-1991, ngài sang Roma chữa bệnh. Chính quyền Hà Nội không cho ngài về nước. Ba năm sau (1994), ngài  được Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Tòa thánh ‘‘Công lý và Hòa bình’’. Ngài là vị tổng giám mục người Việt đầu tiên đảm nhận trọng trách tại giáo triều Roma. Năm 1995, ngài là cáo thỉnh viên (postulateur) án phong chân phước cho thầy Marcel Văn. Ngày 24-6-1998, ngài là chủ tịch Hội đồng Tòa thánh ‘‘Công lý và Hòa bình’’. Ngài giảng mùa chay Năm Thánh 2000 cho Đức Gioan-Phaolô II và giáo triều. Ngày 21-1-2001, ngài được Đức Gioan-Phaolô II nâng lên hàng hồng y với danh hiệu Hồng y Phó tế (cardinal-diacre) S. Maria delle Scala. Ngài mất ngày 16-9-2002 tại bệnh viện Piô XI
(Roma). Ngày 20-9-2002, Đức Gioan-Phaolô II chủ trì thánh lễ an táng ngài tại vương cung thánh đường Vaticanô.
Trong thời gian làm giám mục Nha Trang, Đức Cha Nguyễn Văn Thuận biên soạn ba thư luân lưu, báo trước 3 chặng đường mai hậu :
- Thư luân lưu ‘‘Tỉnh thức và cầu nguyện‟‟ (1968) báo trước 13 tù đầy. Ngày 22-10-2010, giáo phận Roma chính thức mở án phong chân phước cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Vương cung Thánh đường Latran. Trong diễn văn tán dương công đức Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận,  ĐHY Agostino Vallini, tổng đại diện giáo phận Roma nhắc lại chặng đường thánh giá của Đức cố HY như sau : ‘‘Chỉ vài tuần lễ từ ngày nhậm chức phó tổng giám mục Saigon cho đến ngày bị bắt vì bị cáo buộc là cấu kết với Tòa thánh và đế quốc. Hôm đó là chiều ngày 15-8-1975, lễ Đức Mẹ Lên Trời. Đức Tổng chỉ mang theo bộ tu phục và chuỗi tràng hạt. Ngài đã trải qua  những ngày thử thách cam khổ, sống đức tin và bác ái trong thân phận tù đầy. Ngài bị giam tại Cây Vọng (NhaTrang), sau đó là 13 tù đầy, trong số có 9 năm biệt giam. Tháng 10, ngài  khởi thảo ‘‘Đường Hy Vọng’’ gửi cộng đoàn công giáo. Cậu bé Quang 7 tuổi, giúp việc Đức Cha, thu lượm các tờ lịch cũ chép ghi bản thảo. Sau đó cậu nhờ các anh chị chép lại rồi gửi đi. Lời tâm bút của ngài sau này góp lại thành tập sách lấy tên là ‘‘Đường Hy Vọng’’.
- ‘„Công lý và Hòa bình‟‟ (1970) báo trước việc ngài được Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Tòa thánh ‘‘Công lý và Hòa bình’’ (Conseil Pontifical ‘‘Justice et Paix’’). Ngày 24-6-2002, ngài là chủ tịch Hội đồng tới ngày ngài qua đời (16-9-2002) tại bệnh viện Piô XI (Roma). Mộ ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Roma
- Thư luân lưu ‘‘Sứ mạng của Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta’’ (1971) báo trước ngày mở án phong chân phước. Tháng 9-2007, Đức Bênêdictô XVI tuyên bố :‘‘Ta vui mừng nhận được tin mở án phong chân phước cho vị tiên tri của niềm hy vọng Kitô giáo’’. Ngày 30-11-2007, trong thông điệp  Spe Salvi, Đức Bênêdictô XVI đã dành một đoạn dài nói về ĐHY Nguyễn Văn Thuận.

Chặng đường 2 : Hy vọng tông đồ

Hồ sơ phong chân phước chép lại tiểu sử của ĐHY Nguyễn Văn Thuận như sau : Phanxicô-Xaviê sinh ngày 17-4-1928 tại cố đô Huế. Gia đình ngài có nhiều thánh tử đạo, chịu nhiều bách hại từ 1644 đến 1888. Năm cậu Phanxicô 15 tuổi, cụ cố thân sinh ông nội ngài kể lại rằng ngày ngày, ngài phải lội bộ khoảng 30 cây số mang chút cơm, mắm muối, thăm nuôi thân phụ bị giam vì là tín hữu. Bà của ngài không biết đọc biết viết, ngày ngày lần chuỗi cầu cho các linh mục. Mẹ ngài là Isave dạy cho ngài lịch sử Kinh thánh và bậc tiền nhân trong gia đình được phúc tử đạo. Bà luôn nhắc nhở con phải yêu nước thương nòi. Phanxicô-Xaviê không bao giờ quên được gia đình chịu nhiều đau khổ vì đức tin.  Di sản quý giá này của tiền nhân đã tôi luyện Phanxicô chịu đựng nhiều đắng cay thử thách. Ngài luôn phó thác vào sự quan phòng của Chúa và dâng cuộc đời cho Chúa Thánh thần. Ngài cảm nhận ơn gọi linh mục rất sớm nhờ có người bác là Đức Cha  Ngô Đình Thục. Đức Cha Thục là một trong số các vị giám mục đầu tiên người Việt.
Tháng 8-1941, ngài vào chủng viện An Ninh. Trong số những vị dày công rèn luyện ơn gọi linh mục của ngài là Đức Cha Jeant-Baptiste Urrutia thuộc Hội Thừa sai Paris, sau này là giám quản tông tòa Huế, linh mục Jean-Marie Cressonnier hướng dẫn ngài về lòng sùng kính Đức Mẹ, cha Columba Marnion, dòng Biển Đức, người Ai-len giúp ngài khám phá ra nét đẹp khó nghèo để sau này cam lòng chịu đựng gian khổ tù đầy. Ngài chọn ba vị thánh như khuôn vàng thước ngọc : thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu : con đường trẻ thơ nên thánh, thánh JeanMarie Vianney về đức  khiêm nhường chịu đựng, thánh Phanxicô-Xaviê không màng thành bại. Trong những năm ngài theo học tiểu chủng viện (1941-1947), thế chiến II bùng nổ, gia đình tản cư, người bác là Ngô Đình Khôi bị sát hại. Phanxicô chịu nhiều đau khổ trước những bất công mà gia đình phải chịu nhưng vẫn một lòng một dạ yêu mến đất nước. Ngài hiểu rằng không thể theo chân Chúa nếu không thể tha thứ cho kẻ thù. Cậu được nâng đỡ rất nhiều qua chứng từ can đảm của cha Agustin Pro (1891-1927), linh mục dòng Tên bị công an Mêhicô bắt giữ. Cha Pro nói rằng :  ‘‘Tôi không  còn sợ chi vì đã  phó  dâng mạng sống trong tay Chúa’’.
Từ 1947 đến 1953, ngài theo học đại chủng viện Phú Xuân. Với gương thánh Phanxicô-Xaviê và cha Pro, ngài muốn trở nên linh mục dòng Tên hoặc sống chiêm niệm luật dòng Biển Đức, nhưng sau cùng ngài là linh mục giáo phận. Ngày 11-6-1953, ngài được Đức  Cha Urrutia truyền chức linh mục. Tân linh mục làm lễ mở tay mà không cầm được nước mắt. Sau đó ngài ra Quảng Bình trong vài tuần rồi về lại Huế vì bị lao phổi. Trong thời gian này, ngài  chữa chạy hết nơi này nơi khác, đợi ngày mổ phổi trái. Đến ngày mổ, khi chụp quang tuyến mới hay bệnh phối đã biến mất. Bác sĩ bệnh viện Grall (Saigon) kinh ngạc vì cả hai lá phổi đều không còn vết tích bị lao. Ngài xác tín nhờ ơn Chúa cứu chữa. Sau khi nghỉ dưỡng bệnh, Đức Cha Urrutia cho ngài sang học  ở Roma. Ngài  đậu tiến sĩ giáo luật năm 1959.  Ngài hành hương ở Lộ Đức và Fatima, luôn khắc ghi lời Đức Mẹ phán với Bernadette ngày 18-2-1858 ởLộ Đức : ‘‘Ta hứa ban cho con hạnh phúc đời sau’’.
Về Huế, ngài làm giám đốc tiểu chủng viện Huế. Ngày 1-11-1963, bác ngài là tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại. Thân mẫu ngài đã nói như sau : ‘‘Bác con hiến mình vì đất nước. Bác con đã khấn dòng năm 1954 trong đan viện Saint-André de Bruges ở Bỉ.  Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho Chúa.’’ Trong thời gian này, giáo phận Huế trống ngôi. Hội đồng các linh mục tôn cử ngài làm tổng đại diện.
Ngày 13-4-1967, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Nha Trang. Nghe tin này, thân mẫu ngài dặn dò : ‘‘Một linh mục vẫn là một linh mục. Giáo hội giao cho con nhiệm vụ quan trọng hơn, nhưng con vẫn là một linh mục, con phải ghi nhớ điều này’’.  Trong 8 năm ngài làm giám mục, giáo phận Nha Trang từ 42 đại chủng sinh tăng lên 147, các ctiểu chủng sinh từ 200 lên 500. Ngài chú trọng đào tạo tông đồ giáo dân. Năm 1971, ngài được bồ nhiệm làm tham vần một Thánh bộ (dicastère), sau này là Hội đồng Tòa thánh về giáo dân. Ngài còn là chủ tịch COREV, cơ quan tái thiết Việt Nam trực thuộc Hội đồng Tòa thánh Cor Unum.
Tháng 4-1975, ngài được bổ nhiệm làm phó tổng giám mục Saigon.

Chặng đường 3 : án phong chân phước

Ngày 18-4-2007, Đức Cha Giampaolo Crepaldi, bí thư Hội đồng Tòa thánh ‘‘Công lý và Hòa bình’’ công bố việc chuẩn bị mở án phong chân phước cho Đức cố HY Nguyễn Văn Thuận. Đức Cha Crepaldi tuyên bố như trên nhân giới thiệu công trình biên khảo ‘‘Verità di Dio e Verità dell'uomo. Benedetto XVI e le grandi domande del nostro tempo‟‟ (Chân lý Thiên Chúa và Chân lý loài người. Đức Bênêdictô XVI và các vấn đề chính yếu của thời đại).  Tòa thánh coi ĐHY Nguyễn Văn Thuận là vị tử đạo của Giáo hội công giáo Việt Nam. Ngài là chúng nhân đức tin, hy vọng và bác ái. Đức Cha Crepaldi từng làm việc với ĐHY Thuận đã cho rằng mối liên hệ giữa chân lý và hy vọng thật là sâu xa. Đức Cha Crepaldi hiện là chủ tịch Cơ quan giám sát Tòa thánh Nguyễn Văn Thuận.
Đức Gioan-Phaolô II nhận định về bài giảng mùa chay năm 2000 dành cho Đức Thánh Cha và giáo triều như sau ‘‘Đức Cha Thuận đã đưa chúng tôi về với chiều sâu của ơn gọi chứng nhân hy vọng Tin Mừng trước thiên niên kỷ thứ ba.’’ Đức Gioan-Phaolô II coi ĐHY  Nguyễn Văn Thuận là khuôn mặt lớn linh mục và giám mục với lòng trung thanh và can đảm, làm chứng cho đức tin trong Chúa Kitô, kết hiệp chặt chẽ với sứ mạng bằng sự đau khổ mà ngài phải chịu đựng. Trong khuôn khổ hoạt động Công lý và Hòa bình, ngài tạo nên sự hòa giải, công lý và hòa bình giữa các dân tộc bằng sự mềm mỏng.

Kết luận: cây thánh giá gỗ hồng y

ĐHY Nguyễn Văn Thuận từng kể  lại giai thoại thánh giá gỗ. Trong thời gian tù đầy, có lần ngài nói với cán bộ: ‘‘Tôi cần đẽo mẩu gỗ thành hình thánh giá’’. Cán bộ trả lời : ‘‘Kỷ luật trại nghiêm cấm’’. ‘‘Anh là bạn tôi, anh để mặc tôi làm’’. Làm xong, ngài dấu thánh giá trong miếng sà bông đến ngày được trả tự do. Lần khác, trong trạm giam gần Hà Nội, ngài nói với cai tù cho ngài sợi dây điện. ‘‘Bộ ông muốn tự vận hả?’’  -‘‘Không, tôi chỉ làm muốn làm sợi để đeo cây thánh giá giá gỗ’’.Ngài còn nói người cai tù cho mượn hai cái kìm nhỏ. Mấy hôm sau, người cai tù cho mượn cái kìm,  dặn ngài phải làm thật nhanh, từ 7 giờ đến 11 giờ. Chỉ trong 4 tiếng đồng hồ, ngài làm xong sợi dây đeo cây thánh giá gỗ đến nay.
Ngày 12 tháng 11 năm 2010, đài EWTN và báo điện tử Công Giáo CNA đã loan báo phép lạ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Denver, Colorado như sau:  ‘‘Các bác sĩ đã tuyên bố anh Joseph Nguyễn đã chết sau khi tim của anh ngừng đập và chấn đồ não hoàn toàn ngưng chạy. Nhưng trong khi họ đang viết giấy chứng tử thì gia đình của anh đã cất lời kinh kêu cầu lên ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Được biết cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận là một tôi tớ Chúa đang được cứu xét trong lịch trình phong thánh tại Roma. Ngày hôm nay thì anh Joseph Nguyễn đã trở lại chủng viện để tiếp tục chương trình học làm linh mục. Khi nhìn tờ giấy chứng tử của chính mình bây giờ đã đóng dấu "VOID" (Vô Hiệu), sau 32 ngày hôn mê, anh chỉ có thể kể lại hai biến cố trong khoảng thời gian dài mà anh mô tả như là một „„Giấc ngủ tuyệt vời.’’
Tờ lịch tháng 3 giới thiệu chứng từ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận về lòng thương xót Chúa.Trong bài giảng nhân trong tang lễ ĐHY PhanxicôXavier Nguyễn Văn Thuận ngày 20-9-2002, Đức Gioan-Phaolô II đã  mượn thư của  thánh Phaolô:‘‘Mihi  vivere Christus est’’(Pl 1,21) để ca ngợi ĐHY Nguyễn Văn Thuận trung tín đến khi hơi thở cuối cùng, lúc nào cũng giữ sự thanh thản và niềm vui, cả trong những ngày dài đau khổ trong bệnh viện. Vào những ngày cuối đời, lúc không thể nói được nữa, ngài ngước mắt lên thánh giá, lặng cầu. Cuộc sống của ngài là của lễ dâng lên Chúa. ‘‘Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, hạt lúa vẫn riêng lẻ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt lúa.’’ (Ga 12,24)
Paris,  ngày 10 tháng 3 năm 2011
Lê Đình Thông
  

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

MỐI TÌNH GIÊSU

NHỮNG CƠN CÁM DỖ


NHỮNG CƠN CÁM DỖ

chay_1a
 Lời Chúa trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay đưa chúng ta về nguồn cội của thân phận con người, đó là tội lỗi.  Nguyên tổ Adong và Evà đã sa chước cám dỗ, và tội lỗi đã đi vào thế gian.  Đó chính là nguyên nhân của biết bao khốn cực trong cuộc sống nhân loại: "Chỉ vì một người, tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội" (Bài đọc 2 - Rm.5:12-19).
Nhưng Lời Chúa hôm nay không dừng lại ở tội lỗi, mà trình bày cho ta về Ơn Cứu Độ trong Ðức Giêsu Kitô: "… Nhờ một người thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa cho trở nên công chính, nghĩa là được sống đời đời " (Bài đọc 2 - Rm.5:12-19).
Ðây là một lời khẳng định có liên quan đến tất cả nhân loại : “Tất cả mọi người đều bị chi phối dưới quyền lực của tội lỗi; chỉ có một con đường giải thoát dành cho con người, đó là Ơn Cứu độ trong Ðức Giêsu Kitô”.
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay trình bày cho ta biết: Con đường mà cả nhân loại đã đi và đã thất bại, thì nay chính Ðức Giêsu đã đi lại con đường đó, con đường làm người, chấp nhận mọi hệ lụy của con người; chấp nhận để bị cám dỗ và Ngài đã chiến thắng cám dỗ của Satan.
Khi chấp nhận để Satan cám dỗ, Đức Giêsu đã hạ mình xuống mức sâu thẳm nhất, Ngài đến gần với tội lỗi nhưng không phạm tội. Ngài chấp nhận mọi hệ lụy của con người, nhưng vẫn giữ được bản tính thánh thiêng của Thiên Chúa.
Ngày nay, cám dỗ vẫn còn đầy dẫy, vẫn luôn níu kéo bủa vây con người. Đó là những cám dỗ của nẻo đường Satan, cám dỗ muốn theo cách thức của Satan để giải quyết cuộc đời mình, cám dỗ tìm niềm vui và sự thành đạt của cuộc đời trần thế trong lạc thú, quyền lực và của cải. Giàu sang, quyền lực, khoái lạc vẫn là những cám dỗ muôn thuở cho mọi người, mọi tập thể; đạo cũng như đời.  Cơn cám dỗ lớn nhất là quay vào chính mình, chọn mình thay vì chọn Chúa. 
Chấp nhận làm người là chấp nhận bị cám dỗ. Cám dỗ từ bên ngoài, từ quỷ dữ, từ tha nhân... Cám dỗ từ bên trong, từ đòi hỏi của bản năng tự nhiên, của thân xác, từ sự khép kín của trí tuệ và lạnh giá của con tim.  Phận người chênh vênh vì luôn bị cám dỗ, nhưng phận người lại cao cả hào hùng vì con người có thể chiến thắng được cơn cám dỗ bằng hy sinh cầu nguyện và chay tịnh, bằng con đường mà Đức Giêsu đã đi qua và nêu gương cho ta trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để ta nhìn lại những cơn cám dỗ của bản thân mình. Mỗi người có những yếu đuối riêng, mỗi người bị tấn công một kiểu cách khác nhau. Chẳng ai tránh được cám dỗ, thế nên ta phải luôn thành khẩn nài xin Thiên Chúa: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.

***

Lạy Chúa Giêsu, giàu sang, danh vọng, khoái lạc là những điều hấp dẫn con. Chúng trói buộc con, không cho con có tự do nhìn lên trời cao, để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Ước gì những cơn cám dỗ giúp con nhận biết mình yếu đuối, mỏng dòn và cần Chúa ban ơn trợ lực.
Xin cho con biết  tập chiến thắng cơn cám dỗ bằng cầu nguyện, hy sinh và chay tịnh. Xin giúp con tập tránh các dịp tội, biết phản ứng quyết liệt với những cám dỗ như Chúa Giêsu xưa kia: "Xatan! Hãy Xéo đi." (Mt.4:10).  Amen. 

Tổng hợp từ R. Veritas
(BĐ1: St.2:7-9 & 3:1-7  – BĐ2: Rm.5:12-19 – PÂ:Mt.4:1-11)