Hội Ngộ Truyền Thông 2014

Hội Ngộ Truyền Thông 2014

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Đức Giáo Hoàng Từ Nhiệm

Biển người tiễn biệt Giáo hoàng Benedict XVI


Biển người tiễn biệt Giáo hoàng Benedict XVI

(TNO) Hàng chục nghìn tín đồ Công giáo đã tụ hội tại Quảng trường Thánh Peter ở Rome để dự buổi triều yết cuối cùng của Giáo hoàng Benedict XVI vào hôm nay, 27.2, trước khi ông thoái vị vào ngày mai.

Biển người tiễn biệt
                        Giáo hoàng Benedict XVI

Các tín đồ đã tụ tập từ sáng sớm ở Vatican để chia tay vị Giáo hoàng 85 tuổi, người bất ngờ tuyên bố thoái vị cách đây hơn hai tuần với lý do không đủ sức khỏe để lãnh đạo Giáo hội. Đây là lần đầu tiên một Giáo hoàng thoái vị kể từ thời Trung Cổ
Biển người tiễn biệt Giáo hoàng Benedict
                          XVI

Các buổi triều yết của Giáo hoàng thường được tổ chức trong đại sảnh của Vatican trong mùa đông song với sự quan tâm lớn lao của người dân, sự kiện đã được chuyển ra Quảng trường Thánh Peter
Biển người tiễn
                          biệt Giáo hoàng Benedict XVI

Vatican cho hay có hơn 50.000 vé dự buổi triều yết song có thể có nhiều người hơn nữa sẽ đến để tìm kiếm một chỗ đứng trong lịch sử. Nhà chức trách thành phố đã chuẩn bị tiếp đón khoảng 200.000 người, lắp các máy dò kim loại, triển khai lính bắn tỉa và lập các trung tâm y tế dã chiến. Trong ảnh là các lính gác Thụy Sĩ chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo hoàng
Biển người tiễn biệt Giáo hoàng Benedict
                          XVI

Sau khi thoái vị vào ngày 28.2, Giáo hoàng sẽ được gọi là “Giáo hoàng danh dự” và tiếp tục được tôn xưng là Đức Thánh cha. Ông sẽ tiếp tục sử dụng tông hiệu Benedict XVI thay vì tên thật Joseph Ratzinger và mặc phẩm phục trắng
Biển người tiễn biệt Giáo hoàng Benedict
                          XVI

Trước giờ thoái vị chính thức vào lúc 20 giờ ngày 28.2, giờ địa phương (2 giờ ngày 1.3, giờ Việt Nam), Giáo hoàng sẽ đáp trực thăng đến dinh thự mùa hè ở thị trấn Castel Gandolfo gần Rome trước khi chuyển về lại một tu viện ở Vatican sau vài tháng
Biển người tiễn biệt Giáo hoàng Benedict
                          XVI

Vào ngày 1.3, các hồng y sẽ nhóm họp để quyết định ngày tổ chức Mật nghị Hồng y bầu tân giáo hoàng. Trước khi thoái vị, Giáo hoàng Benedict đã sửa đổi luật bầu giáo hoàng, cho phép các hồng y có quyền quyết định tổ chức sớm mật nghị
Biển người tiễn biệt Giáo hoàng Benedict
                          XVI

Những tín hữu treo băng rôn có dòng chữ bằng tiếng Ý với nội dung: "Cảm ơn, Đức Thánh cha" tại Quảng trường Thánh Peter


 Giáo hoàng Benedict vẫy chào các tín đồ khi đến Quảng trường Thánh Peter trên chiếc xe đặc chủng

Giáo hoàng Benedict XVI: “Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội”
Giáo hoàng Benedict XVI khẳng định “sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội Công giáo”, mặc dù thừa nhận đã có “sóng gió” trong thời gian ông tại vị ở buổi gặp gỡ giáo dân lần cuối ở Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào ngày 27.2.
“Đã có những lúc sóng gió. Nhưng tôi luôn biết rằng Chúa vẫn hiện diện trong con thuyền Giáo hội và tôi luôn biết rằng con thuyền không thuộc về tôi, không thuộc về tất cả chúng ta, mà nó thuộc về Ngài và Ngài sẽ không để nó bị chìm”, AFP trích dẫn Giáo hoàng Benedict.
Vị Giáo hoàng 85 tuổi này cũng cho biết, quyết định thoái vị của ông là một việc làm không hề dễ dàng, nhưng quyết định này tốt cho Giáo hội.
“Tôi hoàn toàn nhận thức được áp lực và sự khó khăn do quyết định này đem lại, nhưng tôi đã rất bình tĩnh và tỉnh táo. Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội trong cầu nguyện và tĩnh tâm”, ông phát biểu.
Hoàng Uy




Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Đức Benedict XVI là 'Giáo hoàng danh dự’


Đức Benedict XVI là 'Giáo hoàng danh dự’

Giáo hoàng Benedict XVI
Giáo hoàng Benedict XVI được cho là sẽ lui về sống ẩn dật
Đức Giáo hoàng Benedict XVI sẽ được gọi là ‘giáo hoàng danh dự’ và vẫn giữ tôn xưng ‘Đức Thánh Cha’ sau khi ông chấm dứt cương vị của mình vào ngày thứ Năm 28/2, giới chức Vatican thông báo.
Ngài cũng sẽ vẫn giữ tôn hiệu Benedict XVI thay vì sẽ dùng tên thật là Joseph Ratzinger.
Ngài sẽ tiếp tục mặc chiếc áo thụng trắng đặc trưng nhưng không có áo choàng ngắn hay bất cứ phụ trang nào.

Từ bỏ nhẫn, ấn

Tuy nhiên Ngài sẽ từ bỏ chiếc nhẫn vàng, hay còn được gọi là chiếc nhẫn của người đánh cá, vốn tượng trưng cho quyền lực của giáo hoàng, và ấn tín của Ngài sẽ được tiêu hủy giống như khi một giáo hoàng qua đời.
Đức Benedict XVI cũng sẽ không tiếp tục mang đôi giày da màu đỏ được làm riêng cho Ngài. Thay vào đó Ngài sẽ mặc đôi giày nâu do một người thợ thủ công Mexico làm dâng cho Ngài trong một chuyến thăm ngắn đến Mexico hồi năm ngoái, người phát ngôn Tòa thánh Federico Lombardi cho biết hôm thứ Ba ngày 26/2.
Giáo hoàng sẽ dành những giờ phút sau cùng tại Tòa thánh Vatican để chào từ biệt các hồng y vốn là những người phụ tá thân cận nhất của Ngài trong suốt tám năm trong ngôi vị, phóng viên BBC David Willey ở Vatican cho biết.
Những tài liệu cá nhân của Ngài sẽ được đóng gói và vào lúc 20h giờ địa phương ngày 28/2, tức 2h sáng ngày 1/3 giờ Việt Nam, các vệ binh Thụy Sĩ túc trực tại dinh thự Castel Gandolfo của Ngài sẽ được giải tán và thay bằng cảnh sát Vatican.
Điều này chính thức đánh dấu kết thúc thời gian trị vì của Giáo hoàng Benedict XVI và bắt đầu giai đoạn chuyển giao cho vị giáo hoàng kế vị sẽ được Hồng y đoàn bầu chọn vào tháng tới.
Bắt đầu từ ngày 4/3, Hồng y đoàn sẽ tụ hội để bàn bạc về những vấn đề mà Giáo hội phải đối mặt và xác định ngày bắt đầu mật nghị để bầu giáo hoàng mới.
Người kế vị sẽ được bầu ra bởi 115 vị hồng y có quyền cử tri (những vị chưa đến 80 tuổi) trong quá trình mật nghị tại nhà nguyện Sistine.
Vị giáo hoàng được chọn phải có đủ đa số phiếu là hai phần ba cộng một. Có 67 vị trong Hồng y đoàn tham gia mật nghị do Giáo hoàng Benedict XVI bổ nhiệm trong khi số còn lại do cố Giáo hoàng John Paul II bổ nhiệm.
 (Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/02/130227_pope_emeritus.shtml)

Hai lần chớp tỏa sáng trên Vatican


Hai lần chớp tỏa sáng trên Vatican

Trong hình là tia chớp thứ hai đánh xuống cột thu lôi của thánh đường St Peter

Trong lúc cả thế giới vẫn đang chưa hết bất ngờ về tin Đức Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức, lại có thêm tin sét đánh ở Vatican chỉ vài giờ sau đó. Nhưng lần này, đó là sét thật.
Một tia chớp - hẳn không phải là một thông điệp từ trên gửi xuống - đã được không chỉ một mà hai nhiếp ảnh gia thu vào ống kính khi đánh vào cột thu lôi trên đỉnh thánh đường St Peter. Mà có thể còn có thêm nhiều nhiếp ảnh gia nữa cũng chụp được.
Một trong số đó là nhiếp ảnh gia Alessandro Di Meo, người đang có mặt ở khu vực sau khi tin nóng về việc từ chức được loan ra. Khi tia chớp đầu tiên đánh xuống, ông đã ngay lập tức chọn vị trí chờ chụp hình. Ông nói thực sự đó là một cuộc chạy đua với thời gian nhưng cũng là một nỗ lực ăn may.
"Khi tôi đang lau giọt nước mưa trên ống kính thì tia chớp đầu tiên đánh xuống mái vòm, tôi không kịp làm gì, chỉ biết đứng nhìn thôi," ông nói.
"Xui quá. Nhưng điều đó không làm tôi nản chí, cho nên tôi tiếp tục nhẫn nại xem liệu có chụp được tấm hình mà tôi đã nghĩ tới không. Tôi lại thử chụp vài lần nữa, cho tới khi một tia chớp đánh xuống đỉnh mái vòm đúng lúc tôi đang bấm máy."
Với những ai chưa biết, thì để chụp được hình tia chớp, ta phải mở cửa trập của máy rồi hy vọng - hay đúng hơn là cầu nguyện. Ta không thể chờ cho tới khi có tia sáng lóe lên rồi mới bấm nút đóng cửa trập được, bởi chắc chắn đã chậm chân mất rồi.
Mẹo ở đây là phải ngắm khung hình muốn chụp trước, rồi để máy ảnh ở chế độ đóng cửa trập chậm, như thế thì tia chớp mới xuất hiện đầy đủ được trong khung hình với toàn bộ vẻ đẹp của nó.
Trên thực tế, máy ảnh của Di Meo được đặt trên một hàng rào để không bị rung trong quá trình cửa trập đang mở, tất nhiên nếu có chân máy ảnh lúc đó thì ông đã dùng rồi. Ông đặt máy ảnh ở chế độ mở tám giây, f/9 và 50 ISO.
"Tất nhiên là máy được để ở chế độ chỉnh tay và tôi lắp ống kính góc rộng, cho phép tôi lấy được toàn cảnh thánh đường," ông nói.
Đã có những tranh luận quanh tính xác thực của tấm hình, nhưng nếu bạn biết mình đang làm gì và lại có chút may mắn nữa thì chụp hình các tia chớp không phải là điều quá khó. Nói vậy bởi tôi cũng từng chụp được một ít và bị lỡ mất một số lần khác.
Kỹ năng, như được giải thích ở đây, là cần phải lấy được khung hình đẹp và lấy được khoảnh khắc ấn tượng.
"Tôi biết rằng tấm hình này rất quý," Di Meo nói. "Các tấm hình chụp tia chớp cũng thường được thực hiện, nhưng cái khác biệt duy nhất trong trường hợp này là nó xảy ra đúng lúc, đúng chỗ."
Nhiếp ảnh gia của AFP Filippo Monteforte cũng có mặt đúng lúc, đúng chỗ. Ông chụp được khung hình tương tự, và cũng may mắn kiếm được chỗ đặt máy tốt, trên các cây cọc có quanh Quảng trường St Peter. Ông chụp bằng một ống kính 50mm và đã chờ đợi trong hai giờ đồng hồ.
Ông nói với AFP: "Tia chớp đầu tiên cực lớn, sáng lòa cả bầu trời, nhưng thật tiếc là tôi đã bị lỡ. Lần thứ hai thì tôi may mắn hơn, và đã chụp được một số tấm với hình mái vòm được tia chớp chiếu sáng."
Tất nhiên, ai mà quên được tấm hình sét đánh tháp Eiffel, hay các tia chớp đánh xuống cây cầu Bay BridgeSan Francisco của Phil McGrew.
Nếu như quý vị đọc tin này, và cũng ghi lại được khoảnh khắc tia chớp Vatican vừa rồi, thì hãy gửi hình cho chúng tôi nhé toyourpics@bbc.co.uk. Việc sử dụng hình ảnh của quý vị sẽ tuân theo quy định của chúng tôi, nhưng bản quyền vẫn là của quý vị.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/02/130213_vatican_lightning_photos.shtml)


Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Hội Thảo MVTT 2013

Hội Thảo Chuyên Đề MVTT 2013


Liên Nhóm Hạt Chào Mừng & Giao Lưu Ngày 20-2-2013

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Thứ Năm Tuần I Mùa Chay

Thứ Năm Tuần I Mùa Chay

"Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó." (Mt 7.12)

Suy niệm:
Lời Chúa dạy: "Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cho." Đó cũng chính là điều mong ước của mỗi người, nhưng trên thực tế nếu xin hay tìm những điều có lợi cho phần rỗi linh hồn thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ ban, vì vậy nếu chúng ta cầu xin mà không được, thì hãy suy nghĩ xem nếu điều đó ta có thì lợi hay hại cho phần hồn, hoặc có những điều mình không xin những  rất quý mà Chúa vẫn ban cho mình mỗi ngày.

Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống hằng ngày Chúa đã ban cho con rất nhiều những điều tốt cho bản thân con cả xác lẫn hồn, vậy mà con không nhận ra. Xin Chúa soi sáng con biết nhận ra và cầu xin, tìm kiếm những điều có lợi cho việc tìm ra con đường hạnh phúc Nước Trời.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Thứ Năm Sau Lễ Tro

Thứ Năm Sau Lễ Tro

 
"Người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay phải thiệt thân, thì nào có lợi gì." (Lc 9.25)

Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay Chúa kêu gọi hãy từ bỏ mình vác thập giá theo Chúa, đó chính là con đường dẫn đưa tôi đến hạnh phúc Nước Trời. Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều điều cần phải chọn lựa, vì vậy tôi cần phải cầu nguyện hằng ngày xin Chúa Thánh Thần soi sáng, biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành trong những  việc làm hằng ngày, với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa thì mới tránh khỏi cám dỗ sa ngã thế gian vây quanh tôi.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta."  nghe qua thì dễ nhưng làm được việc này đối với con thì không phải dễ. Xin Chúa hãy ban thêm sức mạnh trong niềm tin, cậy , mến vào Chúa, để con có thể vượt qua tất cả vác thập giá mình theo Chúa mỗi ngày.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

THỨ TƯ LỄ TRO Năm I

MÙA CHAY
THỨ TƯ LỄ TRO  Năm I

BÀI ĐỌC I: Ge 2, 12-18

"Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo các ngươi".
Trích sách Tiên tri Giôel.
Bấy giờ Chúa phán: Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ. Biết đâu Người sẽ trở lại, sẽ hối tiếc và sẽ ban lại phần phúc để có của lễ hiến tế dâng lên Chúa là Thiên Chúa các ngươi?
Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy tụ dân chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi và các trẻ còn măng sữa. Tân lang hãy ra khỏi nhà, và tân nương hãy ra khỏi phòng. Các tư tế là những kẻ phụng sự Chúa, hãy đứng giữa cửa chính và bàn thờ mà than khóc và kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin đừng để cho cơ nghiệp Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó. Tại sao thiên hạ dám nói rằng: "Chúa của chúng ở đâu?" Chúa đã nhiệt thành với xứ sở Người và đã tha thứ cho dân Người.
Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17

Đáp: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa (x. c. 3a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. - Đáp.
2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn; con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa. - Đáp.
3) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Đáp.
4) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. - Đáp.

BÀI ĐỌC II: 2 Cr 5, 20 - 6, 2

"Hãy làm hoà cùng Chúa đi... Bây giờ là cơ hội thuận tiện".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, chúng tôi đây là sứ giả của Đức Kitô, chính Thiên Chúa nhờ chúng tôi mà khích lệ anh em. Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi năn nỉ anh em hãy làm hoà cùng Thiên Chúa. Đấng không hề biết đến tội lỗi thì Thiên Chúa đã làm Người thành thân tội vì chúng ta, để trong Người, chúng ta được trở nên sự công chính của Thiên Chúa.
Với tư cách là những cộng sự viên của Người, chúng tôi khuyên anh em đừng nhận lấy ơn của Thiên Chúa một cách vô hiệu. Quả thật Chúa phán: "Dịp thuận tiện đến rồi, Ta đã nhậm lời ngươi, vào ngày giải thoát, Ta đã cứu vớt ngươi". Bây giờ là cơ hội thuận tiện, giờ đây là ngày cứu thoát.
Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Tv 50, 12a và 14

Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.

PHÚC ÂM: Mt 6, 1-6. 16-18

"Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".
Đó là lời Chúa.

Ý Nghĩa Ngày Lễ Tro
Tin cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa
Mt 6,1-6.16-18

Tác giả Walter Brueggman có ý kiến như sau : Không nên nhìn công thức “Con là bụi tro, con sẽ trở về với bụi tro”, như một lời tuyên án hoặc nguyền rủa, hay việc rắc tro lên đầu chỉ nguyên liên hệ với tội luỵ. Ông muốn suy tư nó trong ánh sáng các câu châm ngôn đầy khôn ngoan. Nó khích lệ chúng ta nhìn lại số phận hay chết của nhân loại. Có bốn điều luôn phải ghi nhớ :
1- Về căn bản và gốc gác, loài người là một tạo vật phát xuất từ bùn đất, lệ thuộc chặt chẽ vào thực tại và giới hạn của vật chất.
2- Nó chia sẻ với đất mẹ và các thụ tạo khác bởi đất mà ra những phẩm chất giống nhau của đời sống thực vật.
3- Đất chẳng thể tự khởi động. Nắm thân tro bụi của con người cũng vậy. Tự thân nó bất động và không có sự sống. “Tro bụi” đâu có tính nhân loại?
4- Vậy thì tính “sống động” của mỗi cá nhân hoàn toàn lệ thuộc vào “hơi thở” của Thượng Đế. Hơi thở này được Thiên Chúa ban cho một cách nhưng không, tuỳ vào lượng hải hà của Ngài, chẳng cần một lý do nào cả. Tuy nhiên con người không bao giờ có thể chiếm đoạt làm tài sản riêng. Nó là của Thiên Chúa.
Do đó, nhân loại là những chủ thể lệ thuộc, dễ bị thương tổn, từng giây từng phút phụ thuộc vào “hơi thở” của Thiên Chúa mà sống. Nói cách khác, khả năng “sống còn” của loài người đến từ Thượng Đế. Chúng ta không có quyền lựa chọn tình trạng này, nhưng cũng không phải là hình phạt có liên hệ với tội lỗi. Đây là ý nghĩa cơ bản của từ “nhân loại”. Chúng ta sống từng giây từng phút bằng lượng hải hà của Đức Chúa Trời. Hai ông bà Nguyên tổ trong Vườn địa đàng đã muốn thoát ra khỏi số phận này để trở nên giống Tạo hoá. Lễ tro kêu gọi chúng ta nhớ lại tính chất “thụ tạo” của mình mà chúng ta thường xuyên lãng quên. Chúng ta phải luôn hồi tâm xác định lại căn tính, tôn trọng những giới hạn tự nhiên, không ngang ngược vượt qua để trở thành Thượng Đế!
Lễ tro cũng là ngày để chúng ta suy ngẫm về Thiên Chúa. Thánh vịnh 103, 14 phát biểu như sau: “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Người nhớ ta chỉ là cát bụi”. Hành động rắc tro lên đầu thể hiện nội dung trên. Thiên Chúa vẫn thấu rõ từ thuở ban đầu, chúng ta được Ngài tạo lên từ cát bụi. Ngài nhớ rõ và chúng ta cũng được bảo cho biết như vậy. Bởi đó Ngài trung tín với ý định của mình, không từ bỏ chúng ta, dù rằng chúng ta đã phạm tội. Một khi tội lỗi được nhận ra như mối nguy hiểm gây chết chóc, luôn đe doạ loài người thì Ngài đã phát minh ra phương thế xoá bỏ. Cho nên điều quan trọng hiện thời trong ngày lễ hôm nay là hành động tha thứ vô biên của lòng Thiên Chúa trung tín và xót thương. Chúng ta là cát bụi và sẽ chết trong tọi luỵ của mình là điều làm cho Ngài quan tâm hơn cả. Các câu thơ Thánh vịnh 103 chung quanh câu 14 đều nói lên cùng tư tưởng đó. Ví dụ : “Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta” (103, 12).
Cho nên công thức xức tro kêu gọi chúng ta tin cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng thấu rõ nhu cầu thiêng liêng mỗi người và định vị rõ ràng số phận loài người trước tôn nhan Ngài. Nhân loại thường mắc thứ bệnh tai hại là mất trí nhớ. Thế giới tiêu thụ hiện thời có khuynh hướng làm cho căn bệnh thêm nạng hơn. Chúng ta mau quên quá khứ và không nhớ ơn gọi của tương lai. Quên tính chất thụ tạo căn bản. Quên hình hài mỏng manh của mình. Tưởng mình quyền năng hơn thực tại, có thể thu quén cho mình mọi thứ, bởi trên đầu không có ai lo liệu cho. Tưởng mình tránh lé được tử thần bằng sức riêng. Tưởng mình đã chiến thắng sự chết. Chúng ta mắc bệnh quên lãng nặng nề, đã lạc xa ơn kêu gọi nguyên thuỷ của mình, tức phục vụ. Vườn địa đàng, các thú vật và cây cối được trao phó cho loài người trông nom.
Hơn nữa, chúng ta còn hay quên rằng Thiên Chúa vẫn nhớ. Ngài liên tục tạo dựng, liên tục săn sóc, liên tục thở hơi để chúng ta được sống. Ngài luôn luôn kêu mời, bảo vệ và nuôi sống muôn loài. Thực tế, hàng ngày chúng ta được tình yêu dịu ngọt của Thiên Chúa bao bọc, Đấng mong muốn điều lành cho chúng ta hơn lòng chúng ta khao khát. Chủ đề của lễ tro là “hãy nhớ” về cả hiện tại, quá khứ và tương lại. Đây không phải là mệnh lệnh nhẹ ký mà là rất nghiêm chỉnh, không phải để gây thoải mái, dễ chịu mà để chúng ta đổi mới cuộc đời.
Hôm nay, một cuộc chiến không khoan nhượng đã khởi sự, ngõ hầu xác định lại căn cước mỗi người. Căn cước hay bị bỏ bê hoặc lãng quên. Một cuộc chiến tranh giữa não trạng hối cải với não trạng tiêu thụ, tinh thần thần phục gặp rắn già kiêu ngạo, lòng trung thành gặp nết xấu phản bội. Với tro bụi trên đầu, chúng ta được lôi kéo về những điều căn bản, ấp ủ những lý tưởng cao thượng, bỏ đi những ích kỷ nhỏ nhen. Tro bụi trên đầu sẽ ghi khắc nội dung Tin mừng vào da thịt, sức mạnh thiêng liêng trong yếu đuối, vinh quang trong thân phận thấp hèn. Amen.
Lm. Jude Siciliano op


Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức


Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức

Đức Giáo hoàng sẽ từ chức vào cuối tháng này trong một diễn biến hoàn toàn bất ngờ, Vatican vừa xác nhận.
Dự kiến ngày Ngài từ nhiệm sẽ là 28 tháng 2, vào lúc 20:00.
Vatican tuyên bố việc chuyển giao chức vụ sẽ êm ả nhưng hiện chưa rõ việc bầu chọn tân giáo hoàng sẽ được tổ chức ra sao.

Lý do sức khoẻ

Vị Hồng y 85 tuổi chuyên về thần học trở thành Giáo Hoàng Benedict XVI hồi tháng Tư 2005, sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời.
Khi đó, Đức Hồng y Joseph Ratzinger, vị giáo sư biết chơi đàn piano, đang định nghỉ hưu. Ngài nói Ngài chưa bao giờ muốn trở thành Giáo hoàng.
Lý do đằng sau việc từ chức đầy bất ngờ của Ngài vẫn chưa được nêu ra.
Ở tuổi 78, cựu Hồng y Joseph Ratzinger là một trong những vị tân giáo hoàng cao tuổi nhất trong lịch sử, khi được bầu chọn.
Từ mấy năm nay sức khoẻ của Đức Giáo hoàng người Đức đã sút giảm.
Vatican nói quyết định của Giáo hoàng thể hiện 'lòng dũng cảm'
Hồi lễ Phục Sinh năm ngoái, báo chí đã đưa tin trông Ngài mỏi mệt, chắc là vì chuyến công du kéo dài tới MexicoCuba.
Anh trai Ngài từng nói Giáo hoàng Benedict, khi đó có dự định giảm công du nước ngoài vì lý do sức khỏe.
Hôm nay, 11/2, Vatican trích lời Giáo hoàng nói Ngài không còn đủ sức khoẻ để "hoàn toàn thực hiện sứ mệnh được ủy thác".
Cũng vào Lễ Phục Sinh năm 2012, Ngài lên tiếng cảnh báo rằng loài người đang 'mò mẫm trong bóng tối'.
Tuyên bố từ chức được Đức Giáo hoàng đưa ra bằng tiếng Latin, trong buổi họp các hồng y tại Vatican.
Tòa Thánh nói quyết định từ chức sẽ khiến vị trí Giáo hoàng bị bỏ trống cho tới khi một vị tân giáo hoàng được bầu chọn, dự kiến vào tháng 3, theo Reuters từ Rome.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/02/130211_pope_to_resign.shtml )

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Thứ Sáu Tuần IV Mùa Thường Niên Năm I

Thứ Sáu Tuần IV Mùa Thường Niên Năm I

Vua Hêrôđê nghe biết về Chúa Giêsu, vì Người đã nổi danh. Có kẻ nói: "Đó là ông Gioan tẩy Giả từ cõi chết chỗi dậy, nên quyền làm phép lạ mới tác động nơi ông." Kẻ khác nói: "Dó là ông Êlia." Kẻ khác nữa lại nói: "Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ." Vua Hêrôđê nghe thế liền nói: "Ông Gioan ta đã cho chém đầu, chính ông đã chổi dậy." (Mc 6.16)

Suy niệm:
Vua Hêrôđê vì một lời nói bốc đồng với cái tôi quá nặng nên ông đã phải giữ lời hứa với con gái do tác động từ vợ mình đã ra lệnh chém đầu Gioan Tẩy Giả, nhưng rồi sau đó lại hoang mang và lo sợ vì ông thiếu đức tin của Thiên Chúa nên đã dẫn đến tình trạng trên. Ngày nay người Kitô hữu nếu không biết giữ lề luật và l tin vào Lời Chúa thì đức tin cũng dễ rơi vào tình trạng như Vua Hêrôđê.

Lạy Chúa Giêsu, xin gìn giữ con trong cuộc sống hằng ngày với những cám dỗ vây quanh, và đừng để cái tôi trong con nổi dậy làm hư mất tâm hồn con.  

Tất Niên Ngày 5-2-2013 (25 tháng Chạp Nhâm Thìn)

Tất Niên Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ các Giáo Xứ trong hạt Gia Định

Ban Thường Trực Chúc Tết






Ban Thường Trực Gia Đình Mục Vụ Truyền Thông SàiGòn Chúc Tết Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận TP.HCM và Đức Giám Mục Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm Chủ Tịch Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngày 5-2-2013 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Thìn)

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Thứ Năm Tuần IV Mùa Thường Niên Năm I

Thứ Năm Tuần IV Mùa Thường Niên Năm I

Người gọi nhóm mười hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ... Các ông đi rao giảng kêu gọi người ta ăn năn sám hối  (Mc 6.7,12)

Suy niệm:
Chúa Giêsu đến trần gian để cứu chuộc nhân loại, xua trừ ma quỷ, chữa lành các bệnh tật. Nên sau khi về Trời Chúa mong muốn các môn đệ của mình tiếp tục rao giảng sứ mạng của Ngài để lại. Vì vậy khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội người Kitô hữu phải có bổn phận tiếp tục thực hiện 3 chức vụ: Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ, khi xưa Chúa đã ban cho các môn đệ.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn mỗi người Kitô hữu tiếp tục sứ mạng cứu thế của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con được thành những tông đồ nhiệt thành để đem ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi ngu    khắp tận cùng trái đất.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Thứ Tư Tuần IV Mùa Thường Niên Năm I

Thứ Tư Tuần IV Mùa Thường Niên Năm I

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người. Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm được phép lạ nào, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh và giảng dạy. (Mc 6,1-6)

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Thứ Ba Tuần IV Mùa Thường Niên Năm I

Thứ Ba Tuần IV Mùa Thường Niên Năm I

Chúa Giêsu nói với bà ta: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con, con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh." (Mc 5.34)

Suy niệm:
Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp phải những điều khó khăn hoặc những việc tưởng chừng không giải quyết được, hay những căn bệnh không thể sống được. Nhưng Chúa Giêsu đã nói: "các con đừng sợ, hãy cứ tin." Đối với tình yêu quan phòng của Thiên Chúa và không điều gì Ngài muốn mà không được, Vậy nếu đức tin của chúng ta đặt trọn vào Thiên Chúa và biết lắng nghe và đem ra thực hành những lời Ngài dạy thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả.

Lạy Chúa Giêsu, ông trưởng hội đường Giairô, người phụ nữ bị băng huyết với niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa nên họ đã được cứu chữa. Xin Chúa ban cho con một đức tin trọn vẹn vào Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể để được chữa lành những bệnh tật nơi tâm hồn con.

Thứ Hai Tuần IV Mùa Thường Niên Năm C

Thứ Hai Tuần IV Mùa Thường Niên Năm C

Những người chứng kiến đã kể lại cho họ nghe những việc đã xảy ra thế nào cho người bị quỷ ám và bầy heo. Bấy giờ họ lên tiếng xin Người đi khỏi vùng đất của họ. (Mc 5,16-17)

Suy niệm:
Công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng có suông sẻ. Có lúc thật là vui như khi người phụ nữ miền Samaria tất tả chạy về báo tin cho dân làng ra chào đón Chua và mời Ngài ở lại với họ (x. Ga 4,1-42). Trái lại cũng có lúc Chúa bị thất bại ê chề như lần này, khi dân làng Ghêrasa nghe biết chuyện Chúa chữa người bị quỷ ám và cho quỷ nhập vào bầy heo, họ thẳng thừng mời Ngài “đi khỏi vùng đất của họ” (c. 17). Thế nhưng trước những trở ngại như thế, Chúa Giêsu cũng vẫn tìm thấy một cơ hội. Người được Chúa chữa khỏi quỷ ám xin đi theo Ngài; Chúa đã sai anh ở lại với thân nhân và “thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh và Ngài đã thương anh như thế nào” (c. 19).

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa khơi lại trong  chúng con niềm say mê thông truyền đức tin và biết vượt thắng mọi thử thách.


Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Hạt Gia Định: Đón Đoàn Đại Diện FABC


Hạt Gia Định: Đón Đoàn Đại Diện FABC

Thứ Bảy Tuần III Mùa Thường Niên Năm C

Thứ Bảy Tuần III Mùa Thường Niên Năm C
DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH (Lễ Nến)


Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa. (Lc 2.22)

Suy niệm:
Ngày lễ thanh tẩy Đức Mẹ và Thánh Giuse đã tiến dâng Chúa Giêsu trong đền thờ theo luật Môsê. Chúa Giêsu là Ánh Sáng từ trời được Thiên Chúa đưa vào đền thờ để soi sáng muôn dân, là ánh sáng soi dẫn tâm hồn mỗi người khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội và đó chính là Ánh Sáng Chúa Kitô trong ngày Phục Sinh.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đem ánh sáng đến thế gian để soi đường dẫn lối chúng con đi. Xin Chúa hãy mở mắt và tâm hồn  cho mỗi thành viên trong gia đình con, để được nhìn thấy ánh sáng của Chúa soi dẫn chúng con vào Nước Trời.